Margaret Atwood nói về The handmaid's Tale (Chuyện người tùy nữ)
Mùa xuân năm 1984, tôi bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết ban đầu được đặt một cái tên khác chứ không phải "The handmaid's Tale". Tôi viết cuốn sách bằng tay, chủ yếu là trên những cuốn sổ giấy vàng, sau đó đánh máy lại những dòng nguệch ngoạc giun dế đó trên máy đánh chữ khá lớn của Đức tôi mượn được.
Chiếc máy đánh chữ ấy của Đức là bởi lúc đó tôi còn sống ở Tây Berlin, nơi vẫn còn nằm trọn phía bên kia bức tường Berlin: đế chế Xô viết lúc đó vẫn còn hùng mạnh và chưa thể sụp đổ trong dăm năm sau đó. Vào mỗi Chủ nhật, Không quân Đông Đức đều cho chúng tôi nghe một tiếng rền bom để nhắc nhở rằng họ đang ở gần chúng tôi đến thế nào. Trong những lần tôi ghé thăm nhiều đất nước trốn sau Bức Màn Sắt - Tiệp Khắc, Đông Đức - tôi được nếm trải những khi cảnh giác, cảm giác luôn bị theo dõi, những khoảng lặng im, những khi lảng tránh chủ đề cấm, những lối nói lắt léo để truyền tải thông tin gián tiếp và những trải nghiệm này đã có sức ảnh hưởng lên cuốn sách tôi đang viết. Những tòa nhà được tái sử dụng cũng vậy: "Tòa nhà này từng thuộc về ... nhưng rồi họ đã biến mất". Tôi từng nghe những câu chuyện bắt đầu như thế đôi lần.
Tôi được sinh ra vào năm 1939 và nhận thức rõ ràng sự tồn tại của Thế chiến thứ hai, điều đó khiến tôi hiểu rõ những trật tự đang có rồi cũng có thể tan biến qua một đêm. Sự thay đổi cũng có thể nhanh như chớp. Đừng quá tin tưởng vào câu "Làm gì có chuyện chúng sẽ xảy ra ở đây": Mọi chuyện đều có thể xảy ra, ở bất cứ nơi đâu, với bất cứ hoàn cảnh nào.
Cho đến hết năm 1984, tôi đã trốn tránh hoàn thành cuốn tiểu thuyết của mình trong một hoặc hai năm rồi. Dường như cuốn tiểu thuyết này là một cú mạo hiểm đầy rủi ro. Tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng, đặc biệt là tiểu thuyết hư cấu, cả Địa đàng và Phản địa đàng từ những năm 1950 khi tôi còn học trung học. Nhưng tôi đáng ra chưa từng viết một cuốn sách thuộc thể loại đó. Tôi đã từng có ý định đó hay chưa? Thể loại sách này thực sự tràn ngập cạm bẫy, giữa những cạm bẫy đó là khuynh hướng thuyết giáo, thường hướng đến sự phúng dụ nói quá và thiếu logic. Nếu tôi có định sáng tạo một khu vườn viễn tưởng, tôi muốn đến những thứ ghê sợ nhất trong đó cũng phải thật. Tôi có những nguyên tắc, một trong số đó là không bao giờ đưa những sự kiện hay công nghệ nào chưa từng tồn tại. Chúng phải là những sự kiện mà Jame Joyce gọi là "cơn ác mộng" của lịch sử. Sẽ không có những thiết bị viễn tưởng, không có những luật lệ viễn tưởng, cũng chẳng có những hành động tàn bạo viễn tưởng. Ai đó từng nói Chúa tồn tại ở trong từng chi tiết nhỏ. Ma quỷ cũng vậy.
Trở lại năm 1984, thậm chí chính tôi cũng cảm thấy luận điểm chính của cuốn sách dường như sẽ gây trấn động mạnh. Liệu tôi có thể thuyết phục được độc giả rằng Hoa Kỳ đã phải chịu một cuộc đảo chánh, đã khiến một nền dân chủ tự do biến thành một nền độc tài theo nghĩa đen? Trong cuốn sách, Hiến pháp và Quốc hội không còn tồn tại nữa: Cộng hòa Gilead được xây dựng dựa trên nền tảng gốc rễ của người Công giáo ở thế kỷ 17, thứ vốn là nền tảng bên dưới đất nước Mỹ hiện đại chúng ta cứ nghĩ chúng ta biết rất rõ.
Bối cảnh của cuốn sách diễn ra ở Cambridge, Massachusetts, quê hương của Đại học Harvard, là một tổ chức giáo dục tự do hàng đầu hiện nay, cũng từng là một chủng viện thần học Công giáo. Cơ quan mật vụ của Gilead nằm trong thư viện Widener, nơi tôi đã dành nhiều giờ đồng hồ nghiên cứu tổ tiên của New England cũng như cuộc xử tử phù thủy ở Salem. Liệu có ai cảm thấy bị xúc phạm khi tôi sử dụng hình ảnh bức tường Harvard làm nơi phô bày những thi thể bị hành quyết? (Có nhiều người cảm thấy vậy thật.)
Trong cuốn tiểu thuyết này, dân số đang dần bị thu nhỏ lại do môi trường độc hại và khả năng sinh sản trở nên thật khó khăn. (Trong thế giới thực ngày nay, các nghiên cứu cũng đã cho thấy sự suy giảm mạnh khả năng sinh sản ở nam giới Trung Quốc). Dưới các nền độc tài toàn trị - hoặc trong bất kỳ một xã hội phân cấp nào - tầng lớp cầm quyền đều được nắm giữ những thứ có giá trị, do đó tầng lớp thượng lưu của chế độ được ban cho Handmaid - những người phụ nữ có khả năng sinh sản tốt. Tiền lệ của Kinh Thánh là câu chuyện của Jacob với hai người vợ của ông, Rachel và Leah và hai người hầu của họ. Một người đàn ông, bốn phụ nữ, 12 con trai - nhưng những cô hầu gái không được nhận những đứa trẻ là con trai mình. chúng thuộc về những người vợ.
Và câu chuyện cứ thế dần hé mở.
Khi tôi bắt đầu viết "The Handmaid's Tale", tôi đặt tên cuốn sách là "Offred", tên của nhân vật trung tâm. Cái tên Offred này bao gồm tên của một người đàn ông, "Fred" và một tiền tố "of" có nghĩa là "thuộc về", do đó nó giống như "de" bằng tiếng Pháp hoặc "von" bằng tiếng Đức, hoặc giống như hậu tố "son" trong họ của người Anh Williamson. Cái tên này còn được che giấu một khả năng khác: "offered" - có nghĩa là "được giao cho", biểu thị một lễ nghi tôn giáo khi hiến dâng một lễ vật hoặc một nạn nhân được dâng hiến.
Độc giả thường hỏi tôi tại sao họ không bao giờ được biết tên thật của nhân vật trung tâm. Tôi đã trả lời rằng bởi vì rất nhiều người đã từng thay đổi tên của họ, hoặc chỉ đơn giản là xóa đi tên thật. Một số người đã suy luận ra rằng tên thật của Offred là June (Tháng Sáu), bởi trong số tất cả những cái tên thì thầm trong số các Nữ công tước trong phòng tập thể / ký túc xá, "June" là cái tên duy nhất không bao giờ xuất hiện nữa. Đó không phải là suy nghĩ ban đầu của tôi nhưng nó khá phù hợp, vì vậy độc giả được hoan nghênh nghĩ theo hướng đó nếu họ muốn.
Vào thời điểm nào đó trong quá trình viết, tên của cuốn tiểu thuyết đã đổi thành "The Handmaid's Tale", một phần để tôn vinh "Canterbury Tales" của Chaucer, nhưng một phần cũng liên quan đến câu chuyện cổ tích và những câu chuyện dân gian: Câu chuyện được kể về nhân vật trung tâm - cho hậu bối và những người ở xa - về những điều không thể tin được, tuyệt vời, cũng giống như những câu chuyện được kể bởi những người đã sống sót qua các sự kiện trấn động.
Qua nhiều năm, "The Handmaid's Tale" đã có nhiều biến thể. Cuốn sách đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ. Nó đã được chuyển thể thành phim vào năm 1990. Nó đã được chuyển thể thành một vở opera và cả một vở ballet. Nó đang được chuyển thể thành một tiểu thuyết minh hoạ. Và vào tháng 4 năm 2017, nó sẽ trở thành một loạt phim truyền hình của đài MGM / Hulu.
Trong loạt phim này tôi có đóng một vai khách mời nhỏ. Cảnh này là cảnh một nữ Handmaid mới nhập ngũ bị tẩy não trong một cơ sở huấn luyện chữ thập đỏ mang tên Trung tâm Đỏ. Họ phải học cách từ bỏ con người trước đây của họ, hiểu rõ vị trí và bổn phận của họ, để hiểu rằng họ không có thực quyền nhưng sẽ được bảo vệ ở một mức nào đó nếu họ biết vâng lời và phải tự thấy thương hại bản thân đến độ có thể chấp nhận số phận được giao phó và không nổi loạn hoặc bỏ chạy.
Handmaid ngồi trong một vòng tròn, bao quanh là các Dì tay cầm dùi cui điện buộc họ tham gia vào một sự kiện mà giờ người ta gọi là "slut-shaming" - hành vi xúc phạm phụ nữ điển hình. Jeanine - một trong những Handmaid bị buộc phải kể lại chuyện cô bị cưỡng hiếp khi còn thiếu niên. "Là tại cô, cô khiến chúng làm vậy" - những tùy nữ khác cùng đồng thanh.
Mặc dù đó chỉ là một chương trình truyền hình và những nữ diễn viên có thể sẽ cười khúc khích trong giờ nghỉ giải lao, cả bản thân tôi cũng nghĩ "Mình chỉ giả vờ thôi mà", tôi vẫn thấy cảnh này đáng sợ kinh khủng. Cảnh tượng ấy thực sự quá sức chịu đựng, cũng bởi nó gợi nhớ quá nhiều đến lịch sử. Phải đấy, phụ nữ sẽ xúm vào chỉ trích một người phụ nữ lẻ loi khác. Vâng, phụ nữ sẽ buộc tội những người phụ nữ khác đã tự để mình sân si: Chúng ta vẫn thường thấy chuyện đó theo cách rất công khai trong thời đại của mạng xã hội, nơi bầy đàn dễ dàng dậy sóng. Vâng, những người phụ nữ này sẵn sàng nắm giữ vị thế áp đảo lên những người phụ nữ khác, thậm chí - và, có thể, đặc biệt là trong những hệ thống xã hội nơi phụ nữ nói chung không có thực quyền: Tất cả quyền lực chỉ là tương đối và trong những thời khắc khó khăn thì có rõ ràng vẫn tốt hơn là không.
Trong số những Dì có những người rất tín và nghĩ rằng họ đang giúp đỡ cho Tùy nữ: ít nhất thì họ cũng có phải đi dọn dẹp phế thải độc hại đâu, chí ít thì trong thế giới can trường này, họ cũng sẽ không bị cưỡng hiếp, không phải theo nghĩa đó, không phải bởi một con người xa lạ. Một số Dì là những kẻ thích tàn ác. Một số lại là kẻ cơ hội. Và họ quá thạo cái chuyện tận dụng vài mục đích cao cả của chủ nghĩa nữ quyền năm 1984 - cũng giống như chiến dịch chống khiêu dâm hay chiến dịch chống bạo hành tình dục - và biến những dịp đó thành lợi thế riêng của mình. Như tôi đã nói đấy: cuộc đời thực thôi.
Tất cả những điều đó đưa tôi đến ba câu tôi thường được hỏi.
Đầu tiên, "The Handmaid's Tale" có phải là một cuốn tiểu thuyết "nữ quyền"?
Nếu ý bạn muốn nói đến một hệ thống ý thức hệ mà trong đó tất cả phụ nữ đều là những thiên thần và bị đối xử tàn nhẫn đến mức mất lương tri thì câu trả lời của tôi là "Không". Nếu bạn muốn nói đến một cuốn tiểu thuyết trong đó phụ nữ là con người - với đủ mọi tính cách và hành vi - họ cũng là những người thú vị và quan trọng và những điều xảy đến với họ đóng vai trò rất quan trọng đối với chủ đề, cấu trúc và cốt truyện của cuốn sách thì câu trả lời của tôi sẽ là "Phải". Theo nghĩa đó, rất nhiều cuốn sách mang chủ đề "nữ quyền".
Tại sao tôi lại nói họ thú vị và quan trọng? Bởi vì phụ nữ thực sự rất thú vị và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Họ không phải là một thứ thừa thãi của tự nhiên, họ không phải là những tay chơi thứ yếu trong ván bài vận mệnh của con người và mọi xã hội đều biết điều đó. Nếu không có những người phụ nữ có khả năng sinh đẻ, con người sẽ tuyệt diệt. Điều đó giải thích những chuyện hãm hiếp, giết chóc phụ nữ và trẻ em từ lâu đã là đặc điểm của cuộc chiến diệt chủng và các chiến dịch khác nhằm chế ngự và bóc lột dân số. Khiến cho phụ nữ mang thai những đứa con họ không có khả năng nuôi nấng hoặc những đứa trẻ ấy sẽ sớm bị tách khỏi mẹ nó vì mục đích riêng của một cá nhân nào đó, hành động bắt cóc trẻ em - những điều đó quả thực đã là một motif phổ biến quá rộng rãi. Mọi chế độ đàn áp trên thế gian này đều muốn kiểm soát phụ nữ và trẻ em. Napoléon và "tấm bia đỡ đạn" của ông - "chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ kiểu mới - cả hai thứ đó đều phù hợp với những điều tôi nói. Chúng ta phải hỏi chính những người đã thúc giục dân số: Kẻ được lợi phải có trách nhiệm. Kẻ nào là người có lợi trong chuyện đó? Đôi khi là kẻ này, đôi khi lại là kẻ khác. Nhưng chắc chắn phải có một ai đó.
Câu hỏi thứ hai tôi được hỏi khá thường xuyên: The handmaid's Tale có phải là một câu chuyện phản tôn giáo?
Một lần nữa, câu trả lời lại phụ thuộc vào định nghĩa của bạn. Đúng là có một nhóm người độc tài nắm quyền kiểm soát và cố gắng khôi phục lại một phiên bản cực đoan của chế độ gia trưởng, trong đó những người phụ nữ (như những người nô lệ Mỹ thế kỷ 19) không được phép đọc chữ. Hơn nữa, họ không được nắm giữ tài chính, không được đi làm mà chỉ quanh quẩn trong nhà, không giống như một số phụ nữ trong Kinh Thánh. Chế độ này sử dụng các biểu tượng kinh thánh, như bất kỳ chế độ độc tài nào chiếm được Hoa Kỳ cũng sẽ làm: Họ sẽ không phải là người của chế độ Cộng sản hay người Hồi giáo.
Trang phục khiêm tốn của phụ nữ Gilead được bắt nguồn từ hình tượng tôn giáo phương Tây - Người vợ mặc màu xanh biển của sự tinh khiết, cũng là màu của Đức Trinh Nữ Maria; tùy nữ mặc màu đỏ, từ màu máu lâm bồn, cũng là màu của Mary thành Magdala. Ngoài ra, nếu bạn có ý định chạy trốn, màu đỏ sẽ khiến bạn lộ tẩy. Những người vợ của tầng lớp đàn ông thấp kém hơn trong xã hội được gọi là "Econowives" và mặc đồ kẻ sọc. Tôi phải thú nhận rằng những chiếc mũ che mặt không chỉ có từ trang phục giữa thời Victoria và của các nữ tu sĩ mà còn từ hình ảnh trên gói bột giặt hiệu Old Dutch từ những năm 1940s. Chiếc mũ này thường che kín mặt của một người phụ nữ và khiến tôi sợ chết khiếp khi còn nhỏ. Có rất nhiều chế độ độc tài đã ap dụng cả việc cấm và bắt buộc mặc một loại trang phục để định danh và kiểm soát con người - bạn có thể nghĩ đến ngôi sao vàng và màu tím của người La Mã - và rất nhiều người đã cai trị cả đế chế nhờ tôn giáo. Chính tôn giáo khiến cho dị giáo mọc lên dễ dàng hơn.
Trong cuốn sách này, một thứ "tôn giáo" độc tôn đang nắm chặt trong tay quyền kiểm soát khắc nghiệt và những tôn giáo chúng ta vốn quen thuộc đều bị tiêu diệt. Giống như khi những người Bolsheviks phá huỷ Mensheviks để loại trừ khả năng cạnh tranh chính trị của họ và các phe bảo vệ Hồng vệ binh chiến đấu giành sinh tử, những người Công giáo và tín hữu Baptist đều trong tầm ngắm phải bị loại bỏ. Các tín đồ phái giáo hữu vốn đã hoạt động ngầm và tìm đường chạy trốn đến Canada. Vốn tôi cũng nghĩ họ sẽ làm vậy. Offred thầm giữ cho mình một bài cầu nguyện riêng và không tin chỉ có mình Chúa nhân từ đang cầm nắm chế độ này. Ở thế giới của chúng ta, một số nhóm tôn giáo đang dẫn đầu phong trào bảo vệ các nhóm yếu thế bao gồm cả phụ nữ.
Vì vậy, cuốn sách không "phản tôn giáo". Cuốn sách chỉ chống lại việc sử dụng tôn giáo như một mặt trận tàn bạo. Hai chuyện đó hoàn toàn khác nhau.
"The Handmaid's Tale" có phải là dự liệu cho tương lai? Đó là câu hỏi thứ ba tôi hay được hỏi - ngày càng nhiều hơn, khi những thế lực trong xã hội Mỹ nắm quyền và ban hành các nghị định nhằm thể hiện những điều họ tuyên bố. Không, cuốn sách không phải là một dự đoán. Bởi ai mà dự đoán được tương lai: có quá nhiều biến số và những khả năng không lường trước được. Hãy coi đây là một thứ phi dự đoán đi: Nếu tương lai có thể được miêu tả chi tiết đến như vậy thì có thể nó sẽ không xảy ra đâu. Nhưng những suy nghĩ ước ao thế này cũng chẳng đáng tin lắm.
Có rất nhiều câu chuyện khác nhau được đưa vào "The Handmaid's Tale" - các cuộc hành quyết tập thể, luật hạn chế tài chính, đốt sách, chương trình Lebensborn của SS và chuyện bắt cóc trẻ em của các tướng Argentina, lịch sử nô lệ, lịch sử đa thê của người Mỹ. . . danh sách này còn rất dài.
Nhưng có một dạng văn học mà tôi chưa đề cập đến: văn học của nhân chứng. Offred đã ghi lại câu chuyện của cô ấy theo cách tốt nhất có thể; sau đó cô ấy đã giấu kín nó, tin tưởng rằng câu chuyện rồi sẽ được một ai đó thấu hiểu và chia sẻ câu chuyện tìm thấy. Đây là một niềm hy vọng: Mỗi một câu chuyện được ghi lại đều muốn dành cho một ai đó sẽ đọc nó sau này. Robinson Crusoe giữ một cuốn nhật kí. Samuel Pepys cũng có một cuốn nhật kí ghi lại Ngọn lửa lớn của London. Cũng giống như rất nhiều người đã sống trong thời kì dịch hạch Cái chết đen, dù rằng những bản ghi chép thường phải kết thúc đột ngột. Roméo Dallaire cũng đã ghi lại cả hai vụ diệt chủng Rwanda và sự thờ ơ của thế giới đối với nó. Anne Frank cũng có một cuốn nhật kí, được giấu kĩ trong ngăn kéo bí mật.
Nhưng có một dạng văn học mà tôi chưa đề cập đến: văn học của nhân chứng. Offred đã ghi lại câu chuyện của cô ấy theo cách tốt nhất có thể; sau đó cô ấy đã giấu kín nó, tin tưởng rằng câu chuyện rồi sẽ được một ai đó thấu hiểu và chia sẻ câu chuyện tìm thấy. Đây là một niềm hy vọng: Mỗi một câu chuyện được ghi lại đều muốn dành cho một ai đó sẽ đọc nó sau này. Robinson Crusoe giữ một cuốn nhật kí. Samuel Pepys cũng có một cuốn nhật kí ghi lại Ngọn lửa lớn của London. Cũng giống như rất nhiều người đã sống trong thời kì dịch hạch Cái chết đen, dù rằng những bản ghi chép thường phải kết thúc đột ngột. Roméo Dallaire cũng đã ghi lại cả hai vụ diệt chủng Rwanda và sự thờ ơ của thế giới đối với nó. Anne Frank cũng có một cuốn nhật kí, được giấu kĩ trong ngăn kéo bí mật.
Câu chuyện của Offred có hai đối tượng độc giả: đối tượng đầu tiên xuất hiện ở cuối cuốn sách, tại một cuộc hội thảo học thuật trong tương lai, những người được tự do đọc nhưng không phải lúc nào cũng đồng cảm như người ta mong muốn; và những độc giả cá nhân sẽ đọc cuốn sách vào bất kì lúc nào. Đó là người đọc "thực sự", những độc giả thân yêu mà mọi tác giả đều muốn sáng tác vì họ. Và rất nhiều trong số độc giả thân yêu đó rồi sẽ trở thành nhà văn. Đó là cách những nhà văn như chúng ta bắt đầu: đọc sách. Chúng ta đều lắng nghe tiếng gọi của một cuốn sách.
Trong cơn thức tỉnh sau cuộc bầu cử gần đây của Mỹ, nỗi sợ hãi và lo âu lớn dần. Người dân lo lắng cho sự lung lay của những quyền tự do dân sự cơ bản cùng với nhiều quyền mà phụ nữ đã giành được trong hàng chục, hàng trăm năm qua. Trong khung cảnh gây chia rẽ này, khi người ta càng ngày càng không ủng hộ nhiều đảng nhóm và tỏ ra khinh miệt các thể chế dân chủ của những kẻ cực đoan, tôi chắc chắn rằng có một ai đó, thậm chí tôi đoán là nhiều người - đang viết lại những gì đang xảy ra như trải nghiệm của chính bản thân họ. Hoặc họ sẽ ghi nhớ mọi thứ và ghi chép lại sau nếu có thể.
Liệu thông điệp của họ có phải kìm nén và giấu kín không? Liệu những thông điệp đó có được tìm thấy, sau hàng thế kỉ, trong một ngôi nhà cổ phía sau bức tường?
Chúng ta hãy cứ hy vọng mọi chuyện không đến mức đó. Còn tôi tin tưởng rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Chúng ta hãy cứ hy vọng mọi chuyện không đến mức đó. Còn tôi tin tưởng rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Nguồn: NY Times
Nhận xét
Đăng nhận xét